vnnews’s diary

Trang tin Vnnews

5 sự khác nhau giữa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới

Bạn dự định chuẩn bị cho buổi cầu hôn lãng mạn sắp tới hoặc không biết rõ chính xác sự khác nhau giữa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới. Đừng để sự “gà mờ” của bản thân khi không phân biệt được nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới làm nàng tức giận nhé. Hãy chú ý đến các chi tiết nhỏ này để tình yêu cả hai thêm trọn vẹn.

Sự khác nhau cơ bản về nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới

Bài viết sau sẽ giúp các bạn nhận biết rõ sự khác nhau giữa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới. Sẽ không quá khó khăn đâu, chỉ cần nắm những chi tiết nhỏ này để hiểu rõ trái tim người bạn đời tương lai của mình.

1. Ngón tay đeo nhẫn

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ cho lời cầu hôn sắp tới. Nào nến, hoa, quà, địa điểm ăn tối lãng mạn, có thể xuất hiện thêm vài người bạn thân chứng kiến. 

Cùng lời cầu hôn xuất phát từ đáy lòng thì giây phút quan trọng nhất là đeo nhẫn cho cô gái của mình. Khi cô gái đồng ý, hãy đeo nhẫn cầu hôn vào ngón tay giữa bàn tay trái của cô ấy. 

Nhẫn cưới thì lại được đeo vào ngón áp út của bàn tay trái. Ngón áp út được xem là tình trạng hôn nhân của mỗi người, do đó khi ngón này xuất hiện chiếc nhẫn cũng là lời nhắn nhủ với thế giới rằng “Tôi là hoa đã có chủ” hay còn được biết là đã có gia đình.

Lý do được đeo vào ngón áp út vì theo khoa học, ngón này là ngón duy nhất kết nối đến trái tim. Và đeo nhẫn như là sợi dây tinh thần gắn kết tình yêu của đôi lứa thêm bền chặt.

 2. Thời điểm tặng nhẫn

Nhẫn cầu hôn được trao trước khi cưới, cụ thể là khoảnh khắc chàng trai cầu hôn cô gái. Khoảnh khắc cô gái đồng ý sẽ là lúc chàng trai được phép đeo lên tay cô gái của mình.

Và trong lễ cưới hoặc lễ ăn hỏi của phương Đông, trước bàn thờ gia tiên của gia đình chồng sẽ chính thức trao nhẫn cho nhau.

Mỗi chiếc nhẫn được tặng vào đúng dịp thì sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa và là ký ức không thể quên của bất cứ ai trong đời.

 3. Ý nghĩa khi tặng nhẫn

Tại sao lại là nhẫn mà không phải là một loại trang sức nào khác? Nhẫn tương ứng với cái tên của nó. Bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống và đặc biệt là tình yêu, cần sự nhẫn nhịn, thấu hiểu và cảm thông cho nhau.

Khi đã đeo nhẫn trên tay cũng là lời nhắc nhở để nhanh chóng vượt qua những chông gai trong tình yêu và gia đình. Nhẫn cũng xem là vật đính ước của cả hai dành cho nhau.

Đối với nhẫn cầu hôn, đây như là một tín vật mong sự hồi đáp của cô gái. Khi chàng trai muốn lấy làm vợ, họ sẽ bày tỏ những mong ước, nguyện vọng được về chung một nhà. 

Tặng nhẫn cho nhau trong ngày lễ thành hôn của cả hai dưới sự chứng kiến của tất cả người thân, gia đình và bạn bè thân thiết. Nghi thức này như một lời khẳng định cả hai đã thực sự thuộc về nhau và bắt đầu về chung một nhà. Cùng xây dựng tổ ấm nhỏ mới trong chặng đường tương lai sắp tới.

4. Vật liệu của nhẫn

Ngày nay khi mẫu mã trang sức ngày càng đa dạng thì các vật liệu tạo nên chiếc nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới cũng đa dạng không kém.

Thông thường, nhẫn cầu hôn đẹp thường là nhẫn đính kim cương. Nhẫn kết hôn thì đơn giản hơn, thường chọn vàng làm chất liệu tạo nên. Thiết kế của nhẫn cưới cũng nhẹ nhàng, phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Trong khi đó nhẫn cầu hôn thì lại cầu kỳ, phù hợp với sở thích của các phái đẹp là nổi bật.

Các cặp đôi trẻ hiện nay cũng có rất nhiều sự sáng tạo trong việc tạo ra cặp nhẫn kết hôn của riêng mình. Như yêu cầu chạm khắc thêm tên hai người ở mặt trong của chiếc nhẫn. Hoặc đính thêm đá, tạo thêm chi tiết mới lạ, để cặp nhẫn trở nên độc đáo và riêng biệt chỉ của cả hai.

Tuy nhiên không có bất kỳ quy chuẩn nào về vật liệu của nhẫn trong cả cầu hôn và kết hôn. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế của cả hai mà có sự lựa chọn phù hợp. Nhưng tiêu chí vẫn đáp ứng độ bền, đẹp theo thời gian.

Đối với người Việt Nam thì vàng được chọn lựa tặng nhiều hơn bởi tính kinh tế của nó.

 5. Số lượng nhẫn

Cầu hôn là một đặc trưng cơ bản của các nước phương Tây và hiện nay hầu như các nước đều du nhập hình thức này để bày tỏ tình cảm với người mình yêu thương. Chính vì nhẫn cầu hôn là lời tự tình từ phía của chàng trai và mong nhận được sự chấp thuận của cô gái mà chiếc nhẫn này chỉ có 1 chiếc duy nhất.

Kích thước của loại nhẫn này lớn hơn và các thiết kế cũng cầu kỳ hơn. Hầu hết sẽ có kiểu đính kim cương hạt lớn ở giữa. Người xưa cho rằng kim cương chính là thứ nắm giữ sức mạnh, như con thuyền tạo nên sự bền vững của lời hứa vun đắp hôn nhân của cả hai trong tương lai.

Sau khi cô gái đã nhận lời làm vợ của chàng trai thì mua nhẫn cưới chính là một trong những điều quan trọng cho ngày lễ cưới trọng đại sắp tới của cả hai.

Nhẫn cưới sẽ là một cặp dành cho cả chú rể và cô dâu. Như lời hứa sắc son về tình cảm vợ chồng. Thiết kế của nhẫn cưới thường khá giống nhau, mang ý nghĩa mà ông bà xưa hay nói “Đồng vợ đồng chồng, tát biển đông cũng cạn”.

Design by NPT